TIN TỨC

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SỤT GIẢM, NÔNG SẢN TÌM KIẾM CƠ HỘI TỪ THÁCH THỨC

Bản báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình sụt giảm xuất khẩu nông sản chủ lực trong nửa đầu năm 2019 cũng đưa ra phương án để vực dậy giá trị xuất khẩu cho những tháng cuối năm.Theo đó, các cơ hội từ hiệp định kinh tế và các dư địa trong phát triển xuất khẩu thủy sản và lâm sản sẽ được tận dụng triệt để.

thu hoạch táo của vườn táo Ninh Thuận

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cần chuyển đổi một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hay sang nuôi trồng thủy sản. Theo đơn vị này, thị trường gạo trên thế giới hiện không còn nhiều dư địa như các ngành trái cây, thủy sản. Cụ thể, nhiều nước trước kia nhập khẩu gạo với số lượng lớn nay đã tự cung tự cấp, thậm chí lượng gạo xuất khẩu của các nước này còn tăng mạnh trong 1-2 năm trở lại đây.

Diễn biến giá cả của thị trường thế giới đang tác động mạnh đến nông sản Việt Nam và việc Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực cũng đang dần tác động mạnh mẽ đến thị trường trong nước. Theo đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5-10 năm. Hiệp định CPTPP mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Để tận dụng tốt các cơ hội do thị trường này mang lại cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh ở một sân chơi rộng lớn, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét một số giải pháp.

Thứ nhất, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Thứ hai,các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77