TIN TỨC

CĂNG THẲNG MỶ TRUNG LÀM KINH TẾ TOÀN CẦU CÓ NGUY CƠ SUY THOÁI

Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang đưa kinh tế thế giới đến bờ suy thoái lần đầu trong một thập kỷ. Nhà đầu tư kêu gọi các chính trị gia và các ngân hàng trung ương nhanh chóng hành động để tránh nguy cơ này.

Sản xuất công nghiệp của Đức tháng 6 giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ. Điều này phản ánh mức độ nghiêm trọng của sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Tại châu Á - Thái Bình Dương, các ngân hàng trung ương của New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đã bất ngờ cắt giảm lãi suất để cố gắng bảo vệ nền kinh tế khỏi bất lợi.

Chứng khoán Mỹ trên sàn New York giảm. Trái phiếu tăng giá trên toàn cầu. Vàng và đồng yên cũng tăng giá. Đường cong lợi suất của cả hai nền kinh tế Mỹ và Đức đang nhấp nháy những dấu hiệu cảnh báo về sự suy thoái.

Khi quan hệ thương mại Mỹ - Trung xấu hơn, lãi suất cũng đi xuống theo. Ngân hàng Dự trữ New Zealand hôm thứ tư đã khiến các nhà đầu tư choáng váng khi cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, gấp đôi so với mức dự kiến. Thái Lan cũng bất ngờ cắt giảm 25 điểm. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Ấn Độ thì hạ lãi suất 35 điểm một cách khác thường.

Tại Mỹ, rủi ro suy thoái "cao hơn nhiều so với mức cần thiết và cao hơn so với hai tháng trước". Đây là nhận định của Lawrence Summers - Cựu thư ký Bộ Tài chính và cố vấn kinh tế của Nhà Trắng. "Chơi với lửa thì có ngày bỏng tay", ông nói và dự báo khả năng Mỹ bước vào suy thoái trong 12 tháng tới ít hơn 50/50.

Dù thị trường lao động toàn cầu đang có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp và các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách để tạo bộ đệm cho nền kinh tế thì các nhà phân tích đã bắt đầu dự báo về suy thoái. Nỗi sợ hãi của họ chủ yếu xoay quanh những tác động của thuế quan.

Theo một kịch bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện lời đe dọa mới nhất là áp thuế 10% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Dù chi phí tác động trực tiếp bởi mức thuế này có thể nhỏ, nhưng sự bất ổn được tạo ra bởi căng thẳng thương mại leo thang sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, tuyển dụng và cuối cùng là tiêu dùng.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley dự đoán nếu Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 đến 6 tháng và nước này đáp trả thì khả năng kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng ba phần tư. Căng thẳng thương mại giờ không chỉ có giữa Mỹ - Trung mà còn giữa Nhật Bản - Hàn Quốc cũng như mối quan hệ tương lai của Anh với Liên minh châu Âu.

Điều đáng lo ngại là nếu các thỏa thuận "ngừng bắn" không sớm được thiết lập thì thị trường sẽ nối đà trượt dốc gần đây. Các công ty sẽ giảm đầu tư, suy yếu trong sản xuất sẽ lan sang dịch vụ. Sau đó, thị trường việc làm vốn đang vững chắc sẽ rạn nứt và người tiêu dùng sẽ nản lòng.

Mặc dù các ngân hàng trung ương có thể sẽ cắt giảm lãi suất và tiếp tục nới lỏng định lượng, nhưng điều đó có thể không còn đủ để vực dậy tinh thần. Các chính phủ có thể không đủ nhanh để nới lỏng chính sách tài khóa.

"Vì không có dấu hiệu kết thúc nên dự báo tăng trưởng Mỹ và toàn cầu sẽ vẫn tiêu cực. Nếu cuộc chiến thương mại leo thang, bao gồm cuộc chiến tiền tệ rõ ràng hơn, thì sự không chắc chắn sẽ tăng. Các điều kiện tài chính cũng bị thắt chặt", các chuyên gia kinh tế của Bank of America cảnh báo.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu của Morgan Chase & Co đã co lại. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã sẵn sàng tung ra đợt kích thích mới ngay sau tháng 9, khả năng bao gồm việc cắt giảm lãi suất sâu hơn. Tại Mỹ, tăng trưởng sản xuất đã chậm lại trong bốn tháng liên tiếp. Các chiến lược gia của Citigroup đã cắt giảm dự báo thu nhập tại các công ty S&P 500.

Tiếp đến là người tiêu dùng. Người dân Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu, có lẽ được khuyến khích bởi thị trường lao động tích cực. Nhưng các nhà kinh tế của JPMorgan cho rằng, tốc độ tuyển dụng toàn cầu nửa cuối năm sẽ chậm lại. Doanh số ôtô sụt giảm lịch sử ở Trung Quốc đang là một dấu hiệu.

Theo một kịch bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện lời đe dọa mới nhất là áp thuế 10% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Dù chi phí tác động trực tiếp bởi mức thuế này có thể nhỏ, nhưng sự bất ổn được tạo ra bởi căng thẳng thương mại leo thang sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, tuyển dụng và cuối cùng là tiêu dùng.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley dự đoán nếu Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 đến 6 tháng và nước này đáp trả thì khả năng kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng ba phần tư. Căng thẳng thương mại giờ không chỉ có giữa Mỹ - Trung mà còn giữa Nhật Bản - Hàn Quốc cũng như mối quan hệ tương lai của Anh với Liên minh châu Âu.

Các ngân hàng trung ương đang quay lại "chế độ cứu hộ" sau khi đã hoàn toàn dừng can thiệp từ những cuộc suy thoái cuối cùng. Với việc cắt giảm lãi suất lần đầu kể từ năm 2008 cách đây một tuần, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẵn sàng làm điều đó một lần nữa vào tháng tới.

Ông Trump hôm thứ tư tiếp tục hối thúc FED và gọi cơ quan này là "bất tài". "Họ phải cắt giảm lãi suất nhiều hơn và nhanh hơn, và dừng sự thắt chặt định lượng vô lý của họ ngay bây giờ", ông viết trên Twitter.

Các nhà đầu tư được khảo sát gần đây bởi Bank of America Corp nói chính sách tiền tệ là mối quan tâm lớn nhất của họ. "Chúng ta đang dùng công cụ lãi suất để khắc phục vấn đề không thể giải quyết", Patrick Bennett - chuyên gia của Canadian Imperial Bank of Commerce tại Hong Kong bình luận.

Một điều phức tạp nữa là quyết định của Bộ Tài chính Mỹ xem Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, sau khi Trung Quốc lần đầu cho nhân dân tệ (CNY) xuống dưới mốc quan trọng 7 CNY một USD trong 11 năm qua. "Một lần nữa, chúng ta đi từ vài thứ không chắc chắn đến vô số những điều không chắc chắn", chuyên gia 20 năm kinh nghiệm về kinh tế Trung Quốc Fraser Howie bình luận.

Nhưng lần này, các ngân hàng trung ương có thể không đủ mạnh để cắt lãi suất vì tỷ lệ vốn đã ở mức thấp và hành động tiếp theo có thể khó chống đỡ được sự sụp đổ từ những rắc rối thương mại.

Các nhà đầu tư được khảo sát gần đây bởi Bank of America Corp nói chính sách tiền tệ là mối quan tâm lớn nhất của họ. "Chúng ta đang dùng công cụ lãi suất để khắc phục vấn đề không thể giải quyết", Patrick Bennett - chuyên gia của Canadian Imperial Bank of Commerce tại Hong Kong bình luận.

Một điều phức tạp nữa là quyết định của Bộ Tài chính Mỹ xem Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, sau khi Trung Quốc lần đầu cho nhân dân tệ (CNY) xuống dưới mốc quan trọng 7 CNY một USD trong 11 năm qua. "Một lần nữa, chúng ta đi từ vài thứ không chắc chắn đến vô số những điều không chắc chắn", chuyên gia 20 năm kinh nghiệm về kinh tế Trung Quốc Fraser Howie bình luận.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77