TIN TỨC

Cùng người Chăm bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc

Hội đồng Anh cho biết, năm đầu tiên của Dự án tập trung vào âm nhạc truyền thống Việt Nam, hợp phần Di sản Văn hóa Cộng đồng sẽ được triển khai tại ba địa điểm: Gia Lai (âm nhạc cồng chiêng của người Bahnar), Ninh Thuận (âm nhạc nghi lễ Chăm) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cải lương).

Âm nhạc nghi lễ Chăm

Tại Ninh Thuận, các lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống, câu lạc bộ phim cho trẻ em và các hoạt động nâng cao năng lực du lịch cộng đồng đã được tổ chức và đang diễn ra tại hai làng Bàu Trúc và Bỉnh Nghĩa. Tại đây, với sự hợp tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) và Trung tâm Văn hóa Chăm, dự án đã hỗ trợ xây dựng các khóa học truyền dạy âm nhạc Chăm truyền thống (cụ thể là trống ginăng và paranưng, và kèn saranai) tại làng Bỉnh Nghĩa và Bàu Trúc (mỗi làng một lớp học). Bắt đầu từ trung tuần tháng 10 năm 2018, lớp học tổ chức vào mỗi cuối tuần, mỗi lớp có khoảng 15 học viên ở lứa tuổi học sinh và do các nghệ nhân Chăm trực tiếp hướng dẫn.

Bên cạnh đó, một chuỗi các workshop dành cho trẻ em tại làng Bỉnh Nghĩa được VICAS và nhóm các nhà làm phim độc lập thực hiện. Sau khi làm quen với các kỹ thuật làm phim cơ bản, các học viên sẽ ghi lại những hoạt động tương tác của cộng đồng với di sản âm nhạc của họ trong cuộc sống hằng ngày và hoàn thiện một bộ phim tái hiện bức tranh sống động và chi tiết về đời sống hiện tại của âm nhạc truyền thống Chăm ở chính nơi mà âm nhạc Chăm bắt nguồn.Dự kiến trong tháng 1/2019, các thành viên từ cộng đồng người Chăm sẽ trực tiếp trao đổi với các đại diện từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương nhằm tăng cường hỗ trợ các hoạt động liên quan đến di sản trong cộng đồng. Bên cạnh hội thảo sẽ là phần biểu diễn của chính các học sinh tham gia lớp truyền dạy âm nhạc Chăm tại làng Bỉnh Nghĩa và Ninh Thuận.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77