TIN TỨC

Đón lễ hội Kate cùng đồng bào chăm Phước Hậu

Đón lễ hội Kate cùng đồng bào chăm Phước Hậu

Cùng với đông đảo người Chăm theo đạo Bàlamôn trong tỉnh, đồng bào Chăm ở xã Phước Hậu (Ninh Phước) đang nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón lễ hội Kate năm 2017 ngày hội lớn của dân tộc.

/le-kate

Đồng bào chăm ninh thuận mừng lễ kate

Hiện trên địa bàn xã có 3.507 hộ/19.207 nhân khẩu, sinh sống trên 7 địa bàn dân cư, trong đó đồng bào dân tộc Chăm chiếm trên 50% dân số. Bí thư Đảng ủy xã Phước Hậu cho biết: Nhằm tạo không khí vui tươi, an toàn cho Lễ hội Katê, địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, hướng dẫn bà con ra quân làm vệ sinh môi trường, treo cờ Tổ quốc tại các đền thờ, trụ sở Ban Quản lý thôn và trung tâm hành chính xã; chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với Công an xã thường xuyên tuần tra, kiểm soát địa bàn; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền trong đồng bào Chăm đón Lễ hội Katê với tinh thần tiết kiệm, đoàn kết theo đúng phong tục, tập quán, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mừng Lễ hội Katê năm nay, toàn xã nói chung và các làng Chăm nói riêng tiếp tục có nhiều đổi mới với sự chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội. Đời sống hiện nay chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong những năm qua, nhiều giải pháp thiết thực được triển khai thực hiện đã đưa đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Nếu như trước đây, kinh tế nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, thì nay nông dân đã chủ động hơn trong việc chuyển đổi cây trồng, ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực được quy hoạch, bố trí phù hợp theo thế mạnh từng vùng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp dồi dào, chất lượng cao. Nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao được duy trì và nhân rộng như: “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa, với diện tích 818 ha đã giúp nông dân tăng lợi nhuận từ 15-17 triệu đồng/ha; mô hình liên kết canh tác lúa giống với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố với gần 200 ha. Đặc biệt mô hình thí điểm cánh đồng lớn được thực hiện trong vụ hè-thu vừa qua với diện tích 56 ha, cho năng suất 77 tạ/ha, góp phần tăng thu nhập đáng kể so với lúa thương phẩm, tạo tiền đề nhân rộng trong vụ mùa năm nay trên diện tích 100 ha/247 nông hộ tham gia. Ngoài trồng trọt, người dân còn chú trọng phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu theo hướng sản xuất hàng hóa, với tổng đàn hiện có trên 16.000 con, trong đó đáng chú ý là một số nông hộ đã phát triển mô hình chăn nuôi dê, cừu kết hợp trồng nho, táo mang lại hiệu quả kinh tế cao… Những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 28 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,6%.

Đồng bào Chăm xã Phước Hậu ngoài phát triển kinh tế còn phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở địa phương. Đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, Nhân dân còn đóng góp tiền và hàng trăm ngày công bê tông 14 km tuyến đường giao thông nông thôn, trên 80% tuyến đường nội đồng, kênh mương được kiến cố hóa. Hệ thống trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, công trình văn hóa được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh; 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, trên 85% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Ngoài ra, người dân còn thực hiện tốt nếp sống văn minh, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Không chỉ tạo tiền đề vững chắc cho xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016, mà còn phấn đấu giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được. Chị Thuận Thị Thái Tuyên, thôn Phước Đồng 1, chia sẻ: Lúa vụ hè-thu vừa thu hoạch xong, được mùa lại được giá nên nhà nào cũng có điều kiện chuẩn bị đón Katê như: nấu bánh tét, làm các món bánh truyền thống… trước là để cúng tổ tiên phù hộ cho bà con có một vụ mùa bội thu, sau nữa đãi khách…

Lễ hội Katê và Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc năm nay đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Trong những ngày này, trên khắp các thôn đều chuẩn bị nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm. Các hội, đoàn thể và người dân địa phương tích cực tập luyện nhiều tiết mục múa, hát để biểu diễn văn nghệ, tạo không khí Lễ hội Katê thêm phần ý nghĩa.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77