TIN TỨC

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRẺ SẮP BỆNH ĐỂ CHĂM SÓC BÉ ĐƯỢC TỐT HƠN.

Cơ thể còn non yếu nên chuyện trẻ bị bệnh là không thể tránh khỏi. Bố mẹ nên thường xuyên chú ý trạng thái của trẻ để sớm nhận biết dấu hiệu trẻ bị bệnh, kịp thời xử lý đúng cách.

Trạng thái tinh thần của trẻ sa sút:

Sự thay đổi trạng thái tinh thần luôn là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất về tình trạng sức khỏe của trẻ. Một đứa trẻ khỏe mạnh sau khi đạt được thỏa mãn đầy đủ về thể chất sẽ có tinh thần viên mãn, hai mắt có thần, thích cười, ít khi khóc quấy. Nhưng nếu tâm trạng của trẻ xuất hiện khác thường thì đa số chính là dấu hiệu trẻ bị bệnh.

Ví dụ: Bình thường trẻ nhà bạn rất hiếu động hoạt bát lại đột nhiên trở nên lầm lì, dễ cáu bẳn hoặc tỏ ra sợ hãi, sợ lạnh, đồng thời trẻ ngủ nhiều, hai mắt bị đỏ v.v… thì rất có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ bị cảm sốt.

Trẻ có biểu hiện khóc quấy liên tục không rõ nguyên nhân:

Với trẻ nhỏ khi không có cách biểu đạt thích hợp thường sẽ dùng cách khóc quấy để biểu lộ tâm trạng. Chính vì vậy, nếu con bạn đột nhiên có biểu hiện khóc không ngừng mà không có lý do cụ thể thì bố mẹ càng nên đề cao cảnh giác.

Bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ một khi khó chịu đều khiến trẻ dễ khóc liên tục như một cách bày tỏ cảm giác, cảm xúc của mình. Khi trẻ có biểu hiện này, bố mẹ trước tiên nên kiểm tra một lượt toàn thân của trẻ xem có phát hiện nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy hay không, đồng thời đo thân nhiệt để phòng ngừa trẻ bị sốt. Nếu không rõ lý do mà trẻ vẫn tiếp tục khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Trẻ chán ăn một cách rõ rệt:

Khi trẻ khỏe mạnh thường sẽ có thói quen ăn uống đúng giờ, lượng thức ăn cũng tương đối ổn định. Vì vậy, nếu đột nhiên trẻ tỏ ra không muốn ăn, hoặc lượng cơm có xu hướng giảm hay tăng đột bất thường thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu trẻ bị bệnh.

Các chuyên gia sức khỏe trên Erbohui cho biết, theo lâm sàng, các chứng bệnh phổ biến như viêm loét đường tiêu hóa, ký sinh trùng v.v… đều khiến trẻ bị giảm cảm giác thèm ăn.

 Trẻ đại tiện phân khô cứng:

Thông thường, phân thải ra khi trẻ đại tiện ở trạng thái mềm và không có mùi lạ thì chứng tỏ sức khỏe của trẻ tương đối ổn định. Nếu đột nhiên phân trở nên to và khô cứng hoặc ở trạng thái lỏng, kèm mùi hôi nồng thì bố mẹ nên cảnh giác nguy cơ trẻ bị bệnh.

Trẻ bị hôi miệng:

Khi cơ thể khỏe mạnh, hơi thở của trở cũng không có mùi khó chịu, đầu lưỡi non mềm, sạch sẽ. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện tình trạng hôi miệng, môi sưng đỏ, lưỡi có cảm giác dày lên, ghèn mắt nhiều và kém ăn thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, các vấn đề khác như nội nhiệt, bệnh răng miệng cũng dễ xảy ra tình trạng này.

Trẻ trở mình bất an khi ngủ:

Khi sức khỏe tốt, trẻ sẽ đi vào giấc ngủ rất nhanh và ngủ rất yên. Nhưng nếu mẹ phát hiện trẻ khó ngủ, dễ giật mình, trong giấc ngủ cũng thường xuyên trở mình liên tục thì nên cẩn thận.

Khi trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều đồ lạnh, đồ khó tiêu hóa sẽ dẫn đến chướng bụng gây ra trạng thái bất an khi ngủ. Hoặc cũng có thể do các chứng đau như đau răng, đau đầu, vấn đề về thần kinh v.v… cũng trực tiếp ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77