TIN TỨC

TRÁI ĐẤT ĐANG Ở GIỮA GIAI ĐOẠN TUYỆT CHỦNG THỨ 6.

Theo tờ Business Insider, trong lịch sử Trái Đất, sự tuyệt chủng hàng loạt đã từng xuất hiện và nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố bên ngoài như va chạm với tiểu hành tinh, thiên thạch khổng lồ.

Tuy nhiên, lần thứ 6 này, nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động của con người.

Đại tuyệt chủng có thể không xảy ra ngay lập tức vào ngày mai, nhưng một vài dấu hiệu của nó thì đã manh nha xuất hiện.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy hành tinh đang ở giữa sự tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu.

1. Khoảng 40% các loài côn trùng trên thế giới đang suy giảm.

Côn trùng có xu hướng tuyệt chủng nhanh gấp tám lần động vật có vú, chim và bò sát.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, tổng số lượng của tất cả các loài côn trùng trên hành tinh đang giảm 2,5% mỗi năm.

Nếu xu hướng đó tiếp tục không suy giảm, Trái Đất có thể không có bất kỳ loài côn trùng nào vào năm 2119.

2. Trong 50 năm qua, hơn 500 loài lưỡng cư đã suy giảm trên toàn thế giới.

90 trong số chúng bị tuyệt chủng mà nguyên nhân xuất phát từ một loại nấm chết người có tên là chytridiomycosis chuyên ăn thịt ếch.

Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Science đã kể lại sự lây lan của chytridiomycosis và việc nó nhanh chóng tiêu diệt những loài ếch, cóc và kỳ nhông ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Úc.

Con người đã cho phép bệnh nấm lan rộng hơn do buôn bán động vật hoang dã toàn cầu.

3. Trái Đất dường như đang trải qua một quá trình "hủy diệt sinh học". Hơn 26.500 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng, không chỉ côn trùng mà là tất cả các quần thể động vật trên khắp hành tinh cũng đang suy giảm.

Cụ thể, qua rà soát 27.600 loài động vật có xương sống cho thấy, hơn 30% loài trong số này đang suy giảm số lượng.

Đây là một sự báo động vì sự tuyệt chủng cục bộ và được coi là "khúc dạo đầu cho sự tuyệt chủng của muôn loài".

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Sách đỏ, hiện tại, 40% động vật lưỡng cư của hành tinh, 25% động vật có vú và 33% các rạn san hô đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Sách đỏ dự đoán rằng, 99,9% các loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng sẽ biến mất trong vòng 100 năm tới.

4. Đại dương ấm lên khiến các rạn san hô chết dần.

Các chuyên gia cho biết, năm 2018 là năm nhiệt độ ở các đại dương cao nhất từng được ghi nhận. Hơn nữa, các đại dương đang nóng lên nhanh chóng hơn 40% so với những gì các nhà khoa học dự đoán trước đó. Vì thế, khoảng 50% các rạn san

hô trên thế giới đã chết trong 30 năm qua.

5. Sự nóng lên toàn cầu cũng khiến môi trường sống nước ngọt của nhiều loài bị thu hẹp.

Cá hồi băng đỏ Goose là loài đặc hữu của các nhánh sông ở phía đông bắc California và đông nam Oregon, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, 82% các loài cá nước ngọt bản địa ở California dễ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu.

6. Khí hậu nóng lên, băng ở Bắc cực và Nam cực đang tan với tốc độ nhanh hơn, khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.

Cá hồi băng đỏ Goose là loài đặc hữu của các nhánh sông ở phía đông bắc California và đông nam Oregon, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, 82% các loài cá nước ngọt bản địa ở California dễ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu.

Dải băng ở Nam Cực đang tan chảy nhanh gấp gần sáu lần so với những năm 1980. Băng ở Greenland (khu vực Bắc cực) cũng tan nhanh gấp bốn lần so với 16 năm trước.

Riêng Greenland đã mất hơn 400 tỷ tấn băng, chỉ riêng trong năm 2012. Nước biển dâng cao cũng đe dọa sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật dưới biển, trong đó có hải cẩu Hawaii và rùa biển loggerhead.

7. Sự tuyệt chủng hàng loạt trước đây đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo rất giống với những gì chúng ta đang thấy hiện nay.

Sự tuyệt chủng hàng loạt tàn khốc nhất trong lịch sử hành tinh được gọi là Đại tuyệt chủng Great Dying xảy ra cách đây 252 triệu năm.

Khi đó, khoảng 90% các loài trên Trái Đất đã bị xóa sổ. Chỉ còn lại chưa tới 5% các loài ở biển và chỉ 1/3 loài sinh sống trên mặt đất sống sót.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tuyệt chủng diễn ra là do khi sự xáo trộn chu kỳ carbon tự nhiên vượt ngưỡng gây thảm họa.

Bên cạnh đó, khí hậu toàn cầu nóng lên, đại dương thiếu oxy, axit hóa cũng xuất hiện sớm trước khi xảy ra đại tuyệt chủng.

8. Trong khoảng 50 năm, 1.700 loài lưỡng cư, chim và động vật có vú sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn vì môi trường sống tự nhiên của chúng bị thu hẹp.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, vào năm 2070, khoảng 1.700 loài sẽ mất 30% đến 50% phạm vi môi trường sống hiện tại của chúng, do nhu cầu không gian về đất đai của con người tăng lên.

9. Khai thác gỗ và phá rừng nhiệt đới Amazon tăng mạnh.

Khoảng 17%  rừng Amazon đã bị phá hủy trong 5 thập niên (50 năm) qua, chủ yếu là do con người. Trong khi đó, Amazon là nơi cư trú của khoảng 80% các loài trên thế giới, bao gồm cả báo Amur - loài vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng 

nghiêm trọng.

10. Sự xâm lấn ngày càng nhiều của các loài ngoại lai như vẹm ngựa vằn, bọ xít hôi nâu.

Nghiên cứu gần đây cho thấy kể từ năm 1500, đã có 953 loài tuyệt chủng toàn cầu. Khoảng một phần ba trong số đó ít nhất một phần là do sự ra đời của các loài ngoại lai.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77