TIN TỨC

Xã Phước Thành chia sẻ kinh nghiệm tộc họ tự quản

Xã Phước Thành chia sẻ kinh nghiệm tộc họ tự quản

Có trên 3.000 cư dân sinh sống tại xã Phước Thành (Bác Ái), trong đó 95% là người dân tộc Raglai, với kinh tế thuần nông, đời sống còn nhiều khó khăn. Vốn là địa bàn tiếp giáp với xã Cam Thịnh Tây (Tp. Cam Ranh, Khánh Hòa), xã Phước Chiến (Thuận Bắc), nên tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở Phước Thành rất phức tạp. Để ổn định tình hình, cấp ủy, chính quyền xã Phước Thành đã phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) trong cộng đồng dân cư.

/toc-ho-tu-quan

Mô hình tộc họ tự quản xã Phước Thành

Cùng với đẩy mạnh thực hiện phong trào TDBVANTQ, xã Phước Thành đã thành lập Ban vận động xây dựng tộc họ tự quản về ANTT do ông Chamaléa Tiến, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và chị Pu Pur Thị Phốn làm Phó Trưởng ban. Tuy là phó nhưng chị Phốn đóng vai trò chính trong hoạt động của ban, hiện nay ông Tiến đã chuyển công tác nên chị càng thể hiện rõ trách nhiệm của mình. Vừa qua, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ trao đổi với chị về sự hình thành và kết quả hoạt động của tộc họ tự quản về ANTT cũng như kinh nghiệm rút ra. Đặc điểm đầu tiên có thể thấy rõ là do điều kiện tự nhiên, xã hội, các tộc họ ở đây được hình thành từ lâu đời theo chế độ mẫu hệ với tục thờ cúng ông bà, có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, có lập trường kiên định, vững vàng, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho các tộc họ phát huy hiệu quả vai trò tự quản, gắn kết các gia đình.

Xã Phước Thành thống nhất chọn tộc họ Chamaléa, thôn Ma Dú làm điểm xây dựng mô hình tộc họ tự quản. Theo chị Pu Pur Thị Phốn, sau thời gian hoạt động, phát huy thành quả đạt được, Ban vận động tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tăng cường công tác truyên truyền thực hiện nhân rộng mô hình tộc họ tự quản về ANTT. Năm 2012, Ban vận động tiến hành khảo sát, rà soát, chọn tộc họ Kadá ở thôn Ma Rớ và tổ chức ra mắt. Sau đó lần lượt 10 tộc họ khác của xã được ra mắt vào những năm 2013 và 2014. Đến nay, xã Phước Thành đã có 12 tộc họ tự quản về ANTT đang hoạt động hiệu quả. Ngoài việc tuyên truyền, vận động con em trong tộc họ chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tộc họ tự quản còn phối hợp với các gia đình có con có biểu hiện sai phạm để vận động, giáo dục nhằm hạn chế thấp nhất thành viên trong tộc họ vi phạm pháp luật. Ngoài ra, các tộc họ còn tham gia việc hòa giải các mâu thuẫn, xích mích trong nhân dân, hàn gắn những bất đồng, giữ vững tình đoàn kết gắn bó nhau giữa các gia đình, dòng tộc vốn có từ bao đời nay.

Các tộc họ tự quản đề ra các quy ước và bám sát nội dung quy ước để hoạt động. Hằng tháng, ban lãnh đạo các tộc họ sinh hoạt 1 lần và cứ 3 tháng mời các thành viên về họp bàn những công việc quan trọng trong tộc họ, lồng ghép với công tác giữ gìn ANTT. Qua nhiều năm thực hiện quy ước, nhận thức của bà con trong các tộc họ có nhiều chuyển biến, tình làng nghĩa xóm được gắn kết. Trong lao động sản xuất, bà con thực hiện vần đổi công, hướng dẫn cho nhau kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ nhau con giống, cây trồng, nhờ đó năng suất cây trồng, vật nuôi tăng cao, thu nhập từng hộ thành viên của tộc họ được khá hơn. Từ sự gắn kết trên, bà con trong tộc họ càng tích cực tham gia phong trào TDBVANTQ. Đơn cử như tộc họ Pupur gồm 18 hộ được thành lập năm 2013, theo một thành viên trong tộc họ, nếu phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, quy ước trong tộc họ thì đại diện tộc họ sẽ tổ chức họp với hộ gia đình vi phạm để răn đe, chấn chỉnh kịp thời. Đáng chú ý là trong thời gian qua, Ban vận động xây dựng tộc họ xã Phước Thành nói chung, các tộc họ tự quản nói riêng còn là chỗ dựa tin cậy của lực lượng Công an xã đã cung cấp nhiều tin báo có giá trị về hoạt động của các loại đối tượng, giúp Công an có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Từ thực tiễn hình thành và kết quả hoạt động của mô hình tộc họ tự quản về ANTT, Ban vận động xây dựng tộc họ chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng trong thời gian tới. Theo đó trước hết cần có sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hướng dẫn của chính quyền địa phương. Để các tộc họ tự quản về ANTT hoạt động tốt, Ban quản lý và toàn tộc họ phải duy trì sinh hoạt đúng định kỳ; tộc trưởng phải có cách thức giải quyết hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh qua phản ảnh của các thành viên trong tộc họ. Đặc biệt phải có sự phối hợp giữa tộc họ với Ban Công an xã để biết được tình hình ANTT xảy ra ở địa phương, nhất là nắm bắt kịp thời những vi phạm của các thành viên trong tộc họ nhằm vận động giáo dục, không để vi phạm nghiêm trọng.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77