TIN TỨC

Thích ứng với khô hạn để phát triển chăn nuôi

Thích ứng với khô hạn để phát triển chăn nuôi

Dó lợi thế phát triển chăn nuôi, với những loài vật đặc thù như dê, cừu, bò. Tuy nhiên ngành chăn nuôi của tỉnh ta đang đứng trước thách thức do hạn hán thường xuyên xảy ra khiến thức ăn cho đàn gia súc khan hiếm. Nhằm ứng phó với thiên tai, ngành Nông nghiệp, các địa phương đề ra giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng tăng đàn đi đôi với phát triển đồng cỏ.

/nuoi-cuu-bac-ai

Hộ chăn nuôi cừu ở Bác Ái

Để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc, thời gian qua, ngành chức năng, các địa phương tập trung thực hiện có kết quả đề án Quy hoạch, cơ cấu lại ngành chăn nuôi, tạo chuyển biến tích cực. Theo đó, quá trình thực hiện đề án, các cấp, ngành, chú trọng đề ra giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững. Trong đó, ưu tiên hình thành những trang trại nuôi dê, cừu tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp chế biến làm thức ăn cho gia súc để nâng cao chất lượng đàn, tăng trọng lượng xuất chuồng, tỷ lệ xẻ thịt và chất lượng thịt. Hướng tới mục tiêu đạt trọng lượng xuất chuồng đối với bò từ 225 - 230 kg/con vào năm 2020, giải pháp đẩy mạnh chương trình bò lai sind đang được các địa phương triển khai có hiệu quả. Đối với dê, cừu, từ lợi thế đầu tư thấp, tốc độ sinh sản nhanh, thị trường tiêu thụ rộng, ngành Nông nghiệp kỳ vọng tập trung mở rộng quy mô đàn từ 75.000 con hiện nay lên 100.000 con vào năm 2020; đồng thời, mở rộng quy mô đàn dê sữa 20.000 con.

Thực hiện lộ trình trên, tỉnh đã quy hoạch vùng trồng cỏ 2.800 ha để bổ sung nguồn thức ăn cho đàn gia súc vào mùa khô hạn; đồng thời, vận động nông dân nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị rộng khắp trên địa bàn 6 huyện. Nỗ lực lực của ngành chức năng, các địa phương trong thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành chăn nuôi đã nâng cao chất lượng đàn, khả năng cạnh tranh mặt hàng thực phẩm trên thị trường. Chăn nuôi gia súc có sừng đang ngày càng phát triển khi từ năm 2015 đến nay các địa phương đẩy mạnh chương trình chăn nuôi thích ứng với hạn hán, tạo đột phá mới. Mô hình chăn nuôi khép kín của HTX Dịch vụ tổng hợp chăn nuôi Tân Hà ở xã Nhị Hà (Thuận Nam) triển khai có hiệu quả mở ra hướng đi mới cho chăn nuôi ở vùng khô hạn. Ứng phó với nắng hạn, HTX năng động xây dựng phương án chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, chuồng trại được xây dựng kiên cố. Để đảm bảo thức ăn cho 100 con bò và 1.100 con dê, cừu, HTX đã đầu tư trồng 1 ha cỏ; đồng thời, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ trong mùa khô. Theo anh Phạm Minh Quang, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Tân Hà, chăn nuôi theo mô hình kép kín, chi phí đầu xây dựng chuồng trại tăng thêm, nhưng bù lại tránh được thiệt hại do tác động từ môi trường bên ngoài. Mới đầu mùa khô, nhiều hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh đang thực hiện thanh lọc đàn, thì HTX Tân Hà lại đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô trang trại số lượng hàng ngàn con, xúc tiến ký hợp đồng với một số hộ dân ở địa phương trồng cỏ.

Thời điểm hiện nay tại khu vực chăn nuôi dê, cừu quy mô đàn tập trung ở thôn Đồng Dày và Tham Dú, xã Phước Trung (Bác Ái) các đồng cỏ bắt đầu khô héo, nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc là có thật. Báo cáo của ngành chức năng, toàn tỉnh có khoảng 16.000 con cừu nuôi theo hình thức quảng canh rất dễ bị kiệt sức dẫn đến chết trong mùa khô hạn. Để giảm thiểu thiệt hại cho hộ chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang phối hợp với ngành chức năng, các địa phương hướng dẫn bà con tìm nguồn thức ăn cho gia súc ngoài tự nhiên, tận dụng các loại lá nho, táo… bồi bổ cho đàn gia súc. Về lâu dài, tập trung hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cỏ là giải pháp hữu hiện nhất nhằm đạt được mục tiêu hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77