TIN TỨC

Nông dân Thuận Nam phát triển cây ăn quả

Nông dân Thuận Nam phát triển cây ăn quả

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay trên địa bàn huyện Thuận Nam đã hình thành vùng trồng cây ăn quả (CAQ) với quy mô tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm dồi dào, mở hướng làm ăn mới cho nông dân.

/vuon-cay-an-qua

Vườn cây ăn quả

Diện tích đất canh tác nông nghiệp tai huyện Thuận Nam có hơn 15.200 ha, tuy nhiên sản xuất trên địa bàn luôn đối diện với khó khăn do nắng hạn, không chủ động nước tưới. Từ thực tế trên, địa phương đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm khắc phục yếu tố bất lợi như ban hành Nghị quyết 03-NQ/HU, ngày 26-7-2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với khí hậu khô hạn trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020, chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Trong đó, tập trung phát triển các loại CAQ có giá trị kinh tế cao, được nông dân đồng tình ủng hộ.

Là xã đi đầu trong thực hiện chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng CAQ, với diện tích trên 24 ha. Qua thực tế sản xuất, đã khẳng định được ưu điểm vượt trội của mô hình mới, mang lại thu nhập khá ổn định cho người dân. Anh Đỗ Thanh Toàn, thôn 2, cho biết: Hiện tại gia đình đang sản xuất 4 ha mít Thái Lan và mít ruột vàng, qua đợt thu hoạch đầu cho năng suất ổn định. Theo anh Toàn, mít là cây trồng thích nghi với khí hậu nắng nóng, ít công chăm sóc, giá trị kinh tế cao, trồng 1 ha mỗi năm thu lãi 300 triệu đồng. Đồng chí Lê Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã, nhìn nhận: Phong trào trồng CAQ không chỉ dừng lại ở xã Nhị Hà mà gần đây còn được mở rộng ở các xã Phước Dinh, Phước Minh, Phước Hà. Cụ thể, xã Phước Hà có 16 hộ mới trồng thử nghiệm thành công 5,3 ha bưởi da xanh, mít.

Việc chuyển đổi cây trồng trong thời gian qua đạt được những kết quả nhất định, diện tích CAQ ngày càng mở rộng. Đến nay, trên địa bàn huyện có gần 60 ha CAQ, với nhiều loại giống chất lượng như: Thanh long, bưởi da xanh, mít, mãng cầu… Theo định hướng phát triển cây trồng kinh tế cao đến năm 2020, huyện tiếp tục rà soát, quy hoạch vùng trồng tập trung; tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc; đồng thời, vận dụng, lồng ghép các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình sản xuất CAQ trên quy mô lớn.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77