TIN TỨC

TRÁNH LỆ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC VỚI DỪA BÌNH ĐỊNH
Xuất khẩu thô là chủ yếu
Bình Định hiện có khoảng 10.000ha dừa, tập trung tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát; sản lượng đạt khoảng 97.368 tấn/năm, tương đương 81 triệu quả.
Trong đó, dừa tươi dùng để uống nước là 16 triệu quả, số còn lại là dừa hái khô xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều đáng nói là mặc dù Bình Định đang sở hữu nguồn nguyên liệu dừa rất lớn, nhưng ngành chế biến dừa ở tỉnh này hiện còn rất yếu, chỉ mỗi Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An ở huyện Hoài Nhơn là có chế biến tinh dầu dừa, nhưng quy mô còn rất nhỏ.
 
Ông Nguyễn Ngọc Nghiệp, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An, cho biết hiện năng lực chế biến tinh dầu dừa của Hợp tác xã chỉ đạt khoảng từ 30.000 - 36.000 lít/năm. Do đó, nguyên liệu cần cho hoạt động này cũng rất ít. “Số lượng dừa nguyên liệu Hợp tác xã dùng để chế biến tinh dầu dừa chỉ chiếm một phần bé nhỏ trong tổng sản lượng dừa của cả tỉnh. Hoạt động chủ yếu của Hợp tác xã là thu mua dừa khô trong các hộ thành viên và trong dân để xuất khẩu sang Trung Quốc”, ông Nghiệp nói.
 
Hiện nay thị trường Trung Quốc chủ yếu nhập dừa nguyên quả. Dừa khô được bóc lớp vỏ ngoài, phần sọ dừa bên trong còn cả nước được phía Trung Quốc thu mua rất mạnh. Cũng theo ông Nghiệp, trong tổng sản lượng dừa hàng năm của Bình Định, chiếm phần lớn là được cung ứng cho thị trường Trung Quốc. Đó chỉ mới là nói riêng về dừa ở Bình Định, số lượng dừa mà các địa phương trong nước bán cho Trung Quốc con số “khủng” hơn rất nhiều. Do tiêu thụ dừa với số lượng lớn như vậy, nên hiện thị trường Trung Quốc đang quyết định giá dừa tại Việt Nam.
Làm sao tránh lệ thuộc
 
TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho rằng, không có loại quả nào như quả dừa, có thể sử dụng từ thân cây, vỏ đến sọ dừa, cơm dừa và nước dừa. Vỏ quả dừa (còn gọi là xơ dừa) được ép thành bánh, cho vào những chất dinh dưỡng cho cây trồng, sau đó xuất khẩu sang những nước làm nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng và phát triển nông nghiệp đô thị.
 
Sọ dừa thì được chế biến thành than hoạt tính, loại than đang được các nước châu Âu thu mua mạnh với giá trị cao. Thân cây dừa được tách sợi để làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng, phù hợp với xu thế của xã hội hiện nay là không dùng đồ vật làm bằng nhựa tái chế, nên những sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ dừa sẽ được người tiêu dùng cả thế giới ưa chuộng.
 
Cơm dừa ngoài chế biến tinh dầu, còn là nguyên liệu để chế biến thành nhiều sản phẩm đặc biệt khác là sữa dừa, kem dừa dưỡng da, sấy khô chế biến thành nhân bánh sôcôla, nhân các loại bánh lương thực khác.
 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77